Do mất quá nhiều thời gian cho việc nấu nướng nên đa phần các chị em phụ nữ không chú trọng lắm tới việc chế biến món ăn như thế nào là đúng cách . Việc chế biến món ăn không đúng cách đã vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe đến những người thân yêu trong gia đình bạn.

Hãy bỏ chút thời gian để tham khảo những mẹo nhỏ, cũng như các cách chế biến những món ăn luôn xuất hiện trong bữa hằng ngày của bạn như thế nào là đúng cách mà đa phần mọi người vẫn không để ý, hãy ghi chép lại những bí quyết hay để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.

  1. Luộc rau sao để giữ vitamin?

Rau xanh chứa nhiều vitamin nhưng đồng thời cũng chứa nhiều ký sinh trùng. Nấu nướng cách nào để diệt được ký sinh trùng nhưng vẫn giữ được vitamin là điều các bà nội trợ nên biết.


Muốn loại bỏ trứng giun thì rửa dưới dòng nước chảy từng cọng rau, dùng tay miết trên lá, cọng. Bắp cải nên tách ra rửa từng lá, đừng bao giờ nghĩ chúng cuộn lại, nhìn trắng như vậy mà không có trứng giun bám vào. Không nên mua nhiều rau về rửa sạch rồi trữ trong tủ lạnh. Muốn giữ được vitamin thì rửa rau nguyên cọng, nguyên lá và chỉ xắt rau khi đã bắc nồi lên bếp.
Khi luộc rau, bạn cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Theo nhiều nghiên cứu, chút muối giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn hơi sống vừa ngon vừa bổ.

2. Chế biến món lươn không bị nát.

Lươn thuộc một họ cá mang liền, sống ở nước ngọt vùng nhiệt đới, tương tự cá chình. Ở nước ta, thịt lươn quá quen thuộc từ nông thôn lên thành thị. Lươn được chế biến đến vài chục món ăn, món nhậu và cả thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt lươn cần lưu ý.


Cũng cần lưu ý, vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine - là một axit amin "tối cần thiết" cho trẻ em; bình thường histidine rất tốt cho cơ thể, nhưng khi con lươn chết, axit amin này biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Tóm lại, lươn là thực phẩm rất tốt, rất bổ cho cơ thể. Nhưng khi chế biến cần lưu ý hai điều: một là phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng "kháng nhiệt" vốn khá nhiều trong thịt lươn và hai là không dùng thịt lươn đã chết hay ươn.

3.Giải độc các loại củ sao khi chế biến

Trong thực phẩm có loại củ có tác dụng hỗ trợ giải độc, có loại có độc tố cần được giải độc trong quá trình chế biến. Các bà nội trợ cần biết cách giải độc một số loại rau củ thông dụng trong bữa ăn hàng ngày.


_ Đậu cove: trong đậu cô-ve có loại độc tố sau khi vào dạ dày nó kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh phản ứng gây viêm. Nó còn hàm chứa dung huyết tố, dễ xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu. Tuy nhiên, các độc tố có trong đậu cô-ve dễ bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ cao.Vì vậy, khi ăn đậu cô-ve, cần phải thái thành miếng nhỏ, mỏng, trần qua nước sôi rồi nhúng lại vào nước lạnh, nếu không phải nấu ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố.

_ Khoai tây mọc mầm: mầm cây của khoai tây có rất nhiều độc tố, có thể gây độc, dẫn đến tổn hại các cơ quan trong cơ thể. Khi khoai tây mọc càng nhiều mầm thì độc tố càng trở nên nghiêm trọng.
Sau khi khoai tây mọc mầm, nếu nhiều mầm thì bạn không nên ăn, nếu ít mầm có thể ăn được. Nhưng khi ăn nên ngâm trong nước một thời gian, để giải độc, khi nấu nên cho thêm một chút dấm, cũng có tác dụng giải độc rất hữu hiệu.


 4. Nấu các loại đậu đúng cách

Là một loại hạt giàu dinh dưỡng và chất xơ, đậu đen được sử dụng trong rất nhiều món ăn như chè, cháo, súp, xôi, các món hầm… Một số mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn nấu đậu đen đúng cách.


 _ Kỹ thuật nấu: Sau khi đậu chín, vớt ra và bảo quản trong tủ lạnh để chế biến món ăn khi cần thiết. Phần nước gạn từ nồi đậu cũng được dùng để tạo độ lỏng cho món ăn. Tuy nhiên, không nên để đậu và nước chung với nhau vì đậu sẽ ngấm nước và bị nhão nếu bạn cần bảo quản lâu.
_ Bí Quyết: 
       + Bạn có thể cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê muối vào nồi đậu trong quá trình nấu, Đậu sẽ mềm đều hơn và không bị sượng.
       + Không nên bỏ đi phần nước đã được dùng để ngâm đậu vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn có thể dùng chúng để tưới cây hoặc nấu nước dùng rau củ…
      + Cần nấu đậu đen thật kỹ cho đến khi chúng chín mềm. Đậu chưa được chín có thể gây đầy hơi và chướng bụng.

5. Chế biến đậu phụ

Các món chế biến từ đậu phụ không nên dùng tỏi


Đậu phụ không cho tỏi: Đậu phụ có nhiều dinh dưỡng như protein và canxi. Nhưng trong loại chế phẩm bằng đậu khi xào nấu không được cho tỏi. Vì trong tỏi có nhiều axit, sẽ làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi mà canxi lại là nguyên tố rất cần cho người.